Tổng quan về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Đã bao giờ bạn nhìn thấy những căn nhà với bức tường thô sơ, những vật liệu mộc mạc, lộ rõ vẻ thô ráp nhưng nhìn tổng thể lại vô cùng xinh đẹp và vừa mắt chưa? Đó hẳn là bạn đang nhìn một công trình có phong cách thiết kế nội thất công nghiệp rồi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về phong cách này nhé. لعبة بلوت

Lịch sử hình thành phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp hay còn gọi là phong cách Industrial. Phong cách này ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu suy thoái. تطبيق ابل باي Những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy công nghiệp tại Tây Âu bị bỏ hoang do chuyển cơ sở sản xuất sang nước thứ ba với chi phí thấp hơn rất nhiều. Cuộc chuyển nhà máy này làm cho rất nhiều nhà máy ở đây bị bỏ hoang.

Những ý tưởng tái tạo lại nhà máy thành các khu dân cư được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở. Từ đó, các tòa nhà chung cư được ra đời trên nền tảng lfa các nhà máy. Những gì có sẵn của công trình được tận dụng, giữ lại để phục vụ cuộc sống, biến tấu thành một không gian dù thô sơ nhưng không kém phần sáng tạo và phá cách.

Chính vì thế, mà có thể dễ dàng nhận ra, nhắc đến phong cách Industrial là nhắc đến sự thô sơ, ban đầu đơn giản, không cố gắng che đi các khuyết điểm mộc mạc mà xem đó là điểm mạnh, điểm nhấn của công trình. Nó hoàn toàn mới lạ và được đón nhận một cách nhiệt tình đến thời điểm hiện nay.

Những nét độc đáo trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Thiết kế mở rộng là đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Thiết kế mở rộng là đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Không gian mở

Chắc chắn đây là điểm lợi thế có thể nhìn thấy rõ nét trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Bắt nguồn từ các nhà máy trước đây, nó là các không gian vô cùng rộng lớn và ít có tường ngăn. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể quan sát tổng thể công trình mà ít có vật cản. bet365 kuwait

Các không gian chức năng như phòng khách, phòng bếp, khu vực sinh hoạt chung là một tổng thể hợp nhất. Một số gia đình muốn chia nhỏ không gian thường bố trí thêm bình phong hoặc vách gỗ.

Thiết kế tường thô

Đây là đặc trưng của phong cách Industrial. Đó chính là những bức tường thô, tường bê tông mài công nghiệp hay tường gỗ mộc tự nhiên. Mục đích của việc này chính là tạo không gian giả lập công xưởng. Cách dựng tường như thế này nhằm mang đến cảm giác gần gũi, thô mộc nhưng không kém phần độc đáo.

So với các thiết kế khác, như thiết kế cổ điển, thì đây là một lỗi về nguyên tắc, song những người thích thiết kế này lại xem đó là hiếm có và độc đáo. Cấu trúc nguyên bản, với các bức tường trần, những viên gạch để lộ là đặc điểm dễ nhận diện. Bố trí không gian tối thiểu và đơn giản

Đặc trưng của sàn và trần nhà

Sàn nhà được làm bằng chất liệu bê tông hoặc gỗ là phong cách thiết kế nổi trội của Industrial. Thông thường là tường bê tông đi với sàn gỗ hoặc ngược lại. Chính sự phân chia này làm cho không gian bớt đi sự nhàm chán, mà vẫn đầy tính nghệ thuật. Phong cách này khá độc đáo và mới lạ.

Phong cách trần và sàn nhà mang nét đặc trưng riêng
Phong cách trần và sàn nhà mang nét đặc trưng riêng

Trần nhà thông thường được để khá thô sơ với hệ thống ống dẫn là hệ thống đèn lộ ra ngoài. Các cột bê tông, dầm thép, dầm, hệ thống ống thông gió không hề được che đi mà còn lộ rõ mang tính nhấn mạnh. Màu đen là màu thường thấy của trần nhà mang phong cách này. Tất cả tạo nên sự bí ẩn, sâu thăm thẳm.

Công bằng mà nói, không có nhiều lựa chọn trong thiết kế sàn và trần nhà của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Nó là sự thô sơ vốn có giống như hệ thống ống dẫn khí trong các nhà máy xưa. Thô, căn bản và không màu mè.

Cửa sổ và ánh sáng

Cửa sổ được thiết kế rất rộng để tối ưu hóa ánh sáng chiếu vào căn nhà. Trong thiết kế này, đồ nội thất thông thường tối màu, vì thế, ánh sáng cần đủ để đảm bảo không gian không quá tối và không làm nổi bật được đồ nội thất và cách thiết kế.

Các cửa sổ thông thường rất rộng và làm bằng khung thép. Bên cạnh ánh sáng tự nhiên được ưu tiên, thì cũng có thêm hệ thống điện bổ sung cho công trình. Hệ thống dây điện cũng được phô bày không che đậy song cũng rất tinh tế và có trật tự.

Màu sắc chủ đạo

Nếu như màu sắc chủ đạo của thiết kế hiện đại mà màu sáng, gam màu pastel thì ở thiết kế này, gam màu trắng, xám, navy hay gỗ nâu sẫm là màu chủ đạo. Các gam màu này đều là các màu trung tính, thể hiện sự cứng cáp và rắn rỏi xen lẫn vào đó là sự thô sơ, tự nhiên, độc đáo và thú vị.

Màu sắc chủ đạo trầm và trung tính
Màu sắc chủ đạo trầm và trung tính

Màu sắc của nội thất thông thường là màu đen hoặc xám. Một số chủ nhân thường mong muốn thiết kế màu sáng hơn vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc này không nên quá lạm dụng vì sẽ mất đi màu sắc chủ đạo của toàn bộ thiết kế.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp từ khi được áp dụng đã mang đến sự phong phú cho phong cách thiết kế nội thất. Sự đơn giản, thô mộc trong từng đường nét, trong việc bài trí và sử dụng nội thất khiến cho nó mang nét đặc trưng khác biệt hoàn toàn với các phong cách khác.